CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG ASIACERT

7 lý do phải áp dụng GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng

Cập nhật: 15/07/2016
Lượt xem: 3053

Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), đạt chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) chính là sự đầu tư tuyệt vời của doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất TPCN nào cũng hiểu được điều đó. Bởi vậy, dù VAFF đã ban hành hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt TPCN (GMP-HS) đến nay đã được 6 năm, số cơ sở sản xuất TPCN được cấp chứng nhận GMP-HS mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF)

Theo PGS. TS Trần Đáng, sau đây là 7 lý do để áp dụng GMP trong sản xuất TPCN:

1. GMP là công cụ để đảm bảo sản xuất TPCN an toàn:

GMP thực sự là một công cụ có hiệu quả để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.

2. Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới:

Để có thể lấn sân sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu thế mới và không được phép tụt hậu. Xu thế quản lý ATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có các đặc điểm sau:

- Chuyển từ kiểm tra thành phẩm sang kiểm soát quá trình: cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và trước khi mang thai, cha mẹ có khỏe mạnh thì mới sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, không mắc bệnh di truyền. Sản phẩm TPCN muốn tốt thì phải chuẩn hóa từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sản xuất ...

- Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất.

- Chuyển từ loại bỏ thụ động các sản phẩm bị lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây ra lỗi

- Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau

3. Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đỏi hỏi của thị trường:

Các nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các tổ chức, hiệp định, liên minh quốc tế (ví dụ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP) đều phải chấp nhận sự hài hòa các quy định pháp luật cũng như hài hòa các tiêu chuẩn.

Trong Luật TPCN và Giáo dục DSHEA 1994 của Mỹ , một trong những ông lớn trong ngành TPCN, nhấn mạnh rằng TPCN phải tuân thủ GMP hiện tại. Luật TPCN của Hàn Quốc cũng quy định: thiết lập tiêu chuẩn GMP và áp dụng cho sản xuất TPCN. Các nước khác như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Malaysia, khối EU ... đều quy định áp dụng bắt buộc GMP cho sản xuất TPCN, và TPCN muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP. Điều đó chứng tỏ tuân thủ GMP là yêu cầu của toàn nhân loại.

4. Xuất phát từ thực trạng sản xuất TPCN trong nước:

Hoạt động sản xuất TPCN ở Việt Nam đang bùng nổ nhưng mất kiểm soát. Bằng chứng là trong năm 2000 chúng ta mới có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN, nhưng đến 2013 số cơ sở đã tăng lên 3512 với 6851 sản phẩm TPCN. Vậy mà đến nay, Bộ Y Tế vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về TPCN. Các văn bản chưa đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết. PGS.TS Trần Đáng lấy ví dụ:

- Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh TPCN ghi trong Điều 14, Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 Quy định về quản lý TPCN có viết: "Thực hiện theo quy định tại điều 3 Thông tư số 16/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế".

- Điều 3, Thông tư 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 lại ghi: "Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và người trực tiếp sản xuất TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1, 2, 3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y Tế".

- Điều 1, 2, 3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y Tế là: "Điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất TPCN, trong đó:

+ Điều 1: Yêu cầu đối với cơ sở

+ Điều 2: Yêu cầu đối với trang thiết bị - dụng cụ

+ Điều 3: Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất"

PGS.TS Trần Đáng cho rằng đây là những yêu cầu rất chung chung cho thực phẩm thường như cơ sở sản xuất nước đóng chai, cơ sở làm bánh trung thu, cơ sở thức ăn đường phố, cơ sở chế biến thịt lợn ... với các yêu cầu rất đơn giản, từ nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ cho đến con người. Liệu rằng với những điều kiện như vậy có thể sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả?

Thêm vào đó, nguy cơ mất an toàn về sản xuất TPCN trong nước đang bộc lộ rất trầm trọng: thiếu quy định phù hợp về điều kiện nguồn nguyên liệu (GAP), điều kiện để sản phẩm được lưu hành, quy định về thành phần được phép sử dụng/thành phần cấm, cũng như quy định đánh giá chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả ... Thực trạng này cho thấy GMP là cần thiết và thực sự cấp bách lúc này.

Trong nhà máy sản xuất TPCN theo nguyên tắc GMP-HS của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Âu Cơ

5. GMP không chỉ đảm bảo để sản xuất ra TPCN chất lượng:

GMP còn là công cụ để:

- Sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện

- Giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng

- Xây dựng ngành TPCN ở Việt Nam thành một ngành kinh tế - y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người tiêu dùng.

6. Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả chính phủ:

Áp dụng GMP TPCN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa TPCN thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng GMP TPCN giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo ATTP và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập.

Đối với Chính phủ, áp dụng GMP TPCN giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát ATTP, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đát nước, và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt nam trên thị trường khu vực và thế giới.

7. Cần tuân thủ GMP để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng ATTP:

GMP TPCN là quy phạm sản xuất, là biện pháp, thao tác tực hành cần tuân thủ để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm công nghệ và quy trình sản xuất TPCN không thể chỉ kiểm soát các điểm trọng yếu như kiểm soát sản xuất thực phẩm thường mà là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.

Theo Health+ 

tin tức cùng chuyên mục:
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp phê duyệt đề cương nghiên cứu (960 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp phê duyệt đề cương nghiên cứu (1002 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu BNK (613 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu VH (548 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu agL (570 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp phê duyệt đề cương nghiên cứu ngày 04/05/2021 (991 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài ngày 04/05/2021 (993 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài ngày 09/07/2020 (1551 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp phê duyệt đề cương ngày 24/10/2019 (1326 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của sản phẩm VB trên người (1857 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức - Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của sản phẩm NTP trên người (1716 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả ngày 19/01/2017 (2180 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức Viện Thực phẩm chức năng họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản phẩm Thực phẩm chức năng ngày 20/04/2017 (3767 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức Viện Thực phẩm chức năng họp phê duyệt đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả ngày 20/04/2017 (2130 Lượt xem)
Ngày 13/03/2018, Hội đồng đạo đức - Viện TPCN tổ chức họp nghiệm thu đề tài (2001 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức họp nghiệm thu đề tài BKN (2424 Lượt xem)
Hội đồng đạo đức họp phê duyệt đề cương đánh giá hiệu quả của TPBVSK VB trên người (2459 Lượt xem)
Vì sao thực phẩm chức năng cũng cần thử nghiệm lâm sàng? (4651 Lượt xem)
"Để bên thứ ba đánh giá, chứng nhận GMP-HS là tiến bộ" (3390 Lượt xem)
ĐÀO TẠO GMP THỰC PHẨM CHỨC NĂNG (3491 Lượt xem)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VIDEO
   
JHkGgFUuZwE video100
10 PRINCIPLES OF GMP
CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG ASIACERT
Trụ sở: Tầng 14, Cung Trí Thức, Trần Thái Tông,  P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, HN.
Văn Phòng: Lô RD8-01, Khu Nghiên cứu và Triển Khai - Khu Công nghệ cao Hòa Lạc,
                    xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Điện thoại: 02.437.932.595 (Ext: 108)       Fax:  02.437.932.596
Email: info@vids.vn                              Website: asiacert.vn
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 4
Tổng truy cập: 554968
KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI
fbtwwggyt
Website được thiết kế bởi Tất Thành