CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG ASIACERT
Đào tạo, đánh giá GMP TPCN

Tổng quan

Cập nhật: 18/04/2023
Lượt xem: 6154
1.1.      Yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước:

Ø  Luật an toàn thực phẩm - 55/2010/QH12
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm
4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ø  Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 4/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030
Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.
Chỉ tiêu:
+ Đến năm 2015: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 30%; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.
+ Đến năm 2020: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 80%; 70% cơ sở chế biến nông sản, 100% cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (Thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; 80% cảng cá, tàu cá từ 90 mã lực trở lên, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (Quy phạm vệ sinh chuẩn); 100% tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch và đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa); 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 80% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
Ø  
Thông tư Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh TPBVSK – 18/2019/TT-BYT


Ø  Cập nhật thông tin lộ trình hòa hợp ASEAN
1. Hướng dẫn về danh mục cấm trong TPCN
2. Hướng dẫn về phụ gia và tá dược sử dụng trong TPCN
3. Hướng dẫn về giới hạn các chất ô nhiễm trong TPCN
4. Hướng dẫn về giảm thiểu nguy cơ bệnh dạng Creutzfeldt Jacob (TSE) trong TPCN
5. Hướng dẫn về độ ổn định và hạn dùng trong TPCN
6. Hướng dẫn về dữ liệu chứng minh an toàn trong TPCN
7. Hướng dẫn về công bố công dụng và chứng minh công dụng trong TPCN
8. Hướng dẫn về thực hành sản xuất tốt trong TPCN
9. Hướng dẫn về yêu cầu ghi nhãn trong TPCN
10. Hướng dẫn về hàm lượng tối đa của các vitamin và muối khoáng trong TPCN

 
1.2.      Lợi ích của việc các cơ sở sản xuất TPCN triển khai GMP TPCN
 
 Các cơ sở sản xuất TPCN áp dụng GMP TPCN là những đơn vị đón đầu xu thế hội nhập khu vực, đặc biệt là trong Hợp tác TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang tham gia). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp này xuất khẩu TPCN ra khu vực và thế giới khi mà chúng ta có thế mạnh về nguồn dược thảo phong phú kết hợp với bản sắc cổ truyền y học dân tộc tạo nên những sản phẩm TPCN có giá trị cao.
 
Đây cũng là cơ hội lớn để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trong ngành TPCN vì họ sản xuất được những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Khi đó, niềm tin của người tiêu dùng, của các bác sỹ, của cộng đồng với các sản phẩm có chất lượng này sẽ cao hơn. Đó còn là cơ hội vượt trội khi tham gia đấu thầu các dự án cung cấp TPCN cho các bệnh viện, doanh nghiệp…chưa kể đến những hỗ trợ về vốn, về chính sách của Nhà nước với những doanh nghiệp đi đầu. Đó là hướng đi bền vững cho các doanh nghiệp.

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VIDEO
   
JHkGgFUuZwE video100
10 PRINCIPLES OF GMP
CÔNG TY TNHH MTV CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG ASIACERT
Trụ sở: Tầng 14, Cung Trí Thức, Trần Thái Tông,  P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, HN.
Văn Phòng: Lô RD8-01, Khu Nghiên cứu và Triển Khai - Khu Công nghệ cao Hòa Lạc,
                    xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Điện thoại: 02.437.932.595 (Ext: 108)       Fax:  02.437.932.596
Email: info@vids.vn                              Website: asiacert.vn
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 2
Tổng truy cập: 476001
KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI
fbtwwggyt
Website được thiết kế bởi Tất Thành